Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Doanh nghiệp xi măng tìm lối thoát

Son kova  | Xây dựng - Kiến trúc  | Nội - Ngoại thất  | Phong thủy

 

Gói giải ngân 22.900 tỷ đồng mỗi tháng, được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thị trường vật liệu xây dựng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Các DN sản xuất xi măng trong nước đang tìm mọi cách để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong các tháng còn lại của năm

Doanh nghiệp xi măng tìm lối thoát | ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, sản lượng tiêu thụ xi măng đang ngày một sụt giảm. Nếu như trong tháng 6, sản lượng tiêu thụ toàn ngành đạt 4,43 triệu tấn thì tháng 7 sụt xuống còn 4,12 triệu tấn. 7 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ toàn ngành chỉ đạt 27,6 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2011.

Ông Bùi Trần Đông, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, đơn vị sở hữu nhãn hiệu xi măng Vinacomin nhận định: “Tình hình tiêu thụ xi măng khó khăn đến không ngờ. Trước đây, khi Chính phủ thực hiện cắt giảm đầu tư công, Vinacomin vẫn có tiêu thụ tốt vì chủ yếu tiêu thụ trong dân. Nhưng nay sức mua trong dân cũng giảm sút nghiêm trọng”.

Thị phần của các đơn vị cũng có sự thay đổi đáng kể. Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), nhà sản xuất xi măng số 1 Việt Nam đã mất 2% thị phần so với năm 2011. Nhìn chung, tiêu thụ của các đơn vị trong Vicem đều giảm so với cùng kỳ, riêng Tam Điệp và Bút Sơn tiêu thụ tăng so với cùng kỳ (Tam Điệp đạt mức 137%). Hiện Vicem chiếm 33% thị phần trong nước, thị phần của các liên doanh xi măng tăng nhẹ từ 30% lên 30,2% và các doanh nghiệp xi măng khác chiếm 36,8% thị phần, tăng so với tỷ lệ 35% năm 2011.

Trong 6 tháng đầu năm, Vicem đạt 32.659 tỷ đồng doanh thu, bằng 98,8% cùng kỳ, nhưng lợi nhuận trước thuế là 333 tỷ đồng, bằng 172% so với cùng kỳ. Duy trì được lợi nhuận trong bối cảnh thị trường tiêu thụ suy giảm, Vicem vẫn còn dư địa để tăng thị phần trở lại nếu muốn, thông qua các chính sách bán hàng.

Hầu hết các doanh nghiệp xi măng, nhất là những doanh ngihệp có công suất lớn như Xi măng Nghi Sơn (4,3 triệu tấn/năm), Xi măng Chinfon (3,9 triệu tấn/năm), Xi măng Holcim (4,7 triệu tấn/năm) hay Vicem (19 triệu tấn/năm) đều cho biết sẽ có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Ông Đông cho biết, Xi măng Vinacomin đang tính toán để tung sản phẩm xi măng xây trát cao cấp ra thị trường.

Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch HĐTV Vicem nói: “Trong quý III, thời tiết mưa bão nhiều, tiêu thụ trong nước chậm hơn các quý còn lại. Vicem đang tiến hành đồng bộ 3 giải pháp: đa dạng hóa chủng loại sản phẩm ,thỏa mãn các phân khúc khác nhau của khách hàng; tăng cường hệ thống phân phối xuống tận đại lý cấp 2 và cửa hàng cùng với có chế độ hợp lý để hỗ trợ tiêu thụ; đưa xi măng vào làm đường giao thông tại các tỉnh, cùng với thúc đẩy việc xuất khẩu”.

Cụ thể, Vicem sẽ tăng cường dòng sản phẩm PC40, PC50 cho các công trình công nghiệp, các trạm trộn bê tông, sản phẩm xi măng xây trát cao cấp MC25, xi măng chịu mặn… Bên cạnh đó, có thể giảm độ dư mác của sản phẩm xi măng như PC40 về khoảng 43 để có giá thành hợp lý. Vicem dự kiến, 6 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu 600 - 700 ngàn tấn sản phẩm, trong đó, Vicem Hà Tiên sẽ xuất khẩu sang Campuchia.

Đầu năm 2012, Bộ Xây dựng đưa ra dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ tăng 10% so với năm 2011. Nhưng chỉ đầu quý II, Bộ lại dự báo tiêu thụ năm 2012 chỉ bằng 2011. Thực tế 7 tháng đầu năm 2012, lượng tiêu thụ chỉ bằng 50,3% so với kế hoạch năm. Nếu trong các tháng còn lại, nhu cầu tiêu thụ không được cải thiện thì sản lượng tiêu thụ năm nay chưa chắc đã bằng con số của năm trước, như dự báo của Bộ Xây dựng.
(Theo ĐTCK)

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Vật liệu xây dựng: Bán rẻ, bán chịu để giải phóng hàng tồn

Son kova  | Xây dựng - Kiến trúc  | Nội - Ngoại thất  | Phong thủy

 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện nay, doanh nghiệp vật liệu xây dựng (VLXD) chỉ có giảm giá như “cho không”, bán chịu mới có thể giải quyết hàng tồn, lưu thông hàng hóa.

Nếu chỉ nhìn con số 3,4% tồn kho so với cùng kỳ năm trước, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, điều đó không nói được điều gì. Điều đáng quan tâm là tồn kho thực sự có quy mô bao nhiêu đối với nền kinh tế?

Mang hàng tồn đi…cho?

“Nếu làm ra 10 đồng mà tồn 8 đồng thì dù không tăng so với năm ngoái cũng là đã chết rồi. Dòng tiền của doanh nghiệp VLXD đang tắc, phát sinh nợ xấu, vay ngân hàng để làm gì khi tồn kho tăng cao, nên tín dụng tăng thấp là bình thường. Cốt lõi vấn đề là phải xử lý quy mô tồn kho”, ông Ánh nói.

Vật liệu xây dựng: Bán rẻ, bán chịu để giải phóng hàng tồn | ảnh 1
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng bán chịu, bán rẻ là biện pháp giải quyết hàng tồn kho hiệu quả. Ảnh: Như Ý.

Để giải quyết hàng tồn, vị này cho rằng, cần giảm giá, nhưng phải giảm như “cho không” để có chỗ cho sản xuất mới. Tuy nhiên, việc xử lý bằng biện pháp chưa có tiền lệ nên rất cần hỗ trợ của các cơ quan chức năng để DN mạnh dạn đưa ra các giải pháp xử lý hàng tồn. Bởi giải quyết hàng tồn kho là giải quyết sự sống còn của DN. Mà đó không chỉ  là sống còn trước mắt mà là sống còn lâu dài, vì nó liên quan đến rất nhiều cơ chế chính sách, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Không mạo hiểm như đề xuất của ông Ánh, ông Nguyễn Huy Khánh, Giám đốc công ty TNHH Vĩnh Hưng Thịnh, chuyên nhập khẩu xe máy từ thị trường châu Âu, cho rằng nếu bán chịu thì chắc chắn sẽ có người mua. Nhưng nếu khách hàng chây ỳ không thu được tiền thì cũng không làm gì được. Ông Khánh cho rằng, thời điểm này mới là sức mua thật của nền kinh tế.

Tính lại tồn kho bất động sản

Nhiều chuyên gia cũng kiến nghị nên xem xét lại chuyện tồn kho với bất động sản (BĐS). Ông Ánh cho rằng, chúng ta chưa dám nhìn thẳng khi cho vay đối với BĐS. Tính đến 30.4 là 150.000 tỷ đồng, nhưng con số của Ủy ban Giám sát tài chính (UBGS) là khoảng 350.000 tỷ đồng. Thế nhưng  khi tiếp xúc với DN thì dự phòng rủi ro cho BĐS và chứng khoán là rất lớn. Chỉ riêng hai khoản này đã khiến nhiều DN đang từ lãi sang lỗ, không thể tiếp tục vay hay trả nợ NH.

Điều đáng nói là các NH rất hay bị đổ tội khi tín dụng vay luôn ở mức 20 – 30%/năm. Thế nhưng, nếu nhìn vào DN sẽ thấy đa số DN khi có tiền, có lợi nhuận thì đầu tư chứng khoán, BĐS, còn toàn bộ vốn kinh doanh, sản xuất lại đi vay nên mới tắc tồn kho. Thế nên, phải coi BĐS là một dạng tồn kho và tồn kho bao nhiêu. Phải bóc tách được quy mô đầu tư vào BĐS không chỉ luồng vốn tín dụng đầu tư, mà phải đánh giá bao nhiêu tiền của của nền kinh tế ném vào BĐS.

Đừng ép tăng trưởng tín dụng

Theo mục tiêu ban đầu đặt ra, năm 2012, tổng tín dụng sẽ tăng trưởng 15 – 17%, nhưng đến hết tháng 7, Việt Nam mới chuyển sang tổng tín dụng tăng dương so với năm 2011, nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) đã giảm xuống còn khoảng 8 – 10%. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, không nên đặt ra mục tiêu đó để giải thích việc cứ phải tăng tín dụng mới tăng trưởng. Quan trọng nhất không chỉ từ giờ đến hết năm 2012 mà có thể vài năm tiếp theo phải ưu tiên mục tiêu tăng chất lượng, hiệu quả tín dụng nói riêng cũng như đầu tư của toàn xã hội trong mục tiêu tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế, chứ không phải đặt ra cái mục tiêu tính được mà rất dễ xảy ra rủi ro.

Ngoài ra, việc ép TTTD từ  8 – 10% cũng sẽ diễn ra cuộc chạy đua ép lãi suất cho vay xuống. Lúc đó xu thế lạm phát sẽ khó lường. Theo nhìn nhận của các chuyên gia, nếu ban đầu dự báo lạm phát đi xuống và chỉ đi lên vào cuối năm, thì những động thái vừa qua, chắc chắn lạm phát sẽ quay trở lại, ít nhất cũng tương tự những năm gần đây chứ không thể âm.
(Theo Đất Việt)

DN ngành thép và xi măng "bế tắc" vì hàng tồn kho

Son kova  | Xây dựng - Kiến trúc  | Nội - Ngoại thất  | Phong thủy

 

Trong tháng 7 âm lịch, do nhiều người dân và cả doanh nghiệp đều tạm dừng xây dựng, sửa chữa nhà cửa nên các doanh nghiệp sản xuất thép và xi măng vốn đã bế tắc trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nay càng thêm khó khăn.

Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thiện, cho biết trong tháng 8/2012, tiêu thụ xi măng có tăng hơn một chút, nhưng không đáng kể. Cụ thể, trong tháng 8, sản lượng tiêu thu xi măng cả nước đạt khoảng 4,15 triệu tấn, nhỉnh hơn vài chục ngàn tấn so với tháng 7/2012. Nhìn chung, tình hình vẫn không sáng sủa hơn. Doanh nghiệp xi măng vẫn đứng trước bài toán đầu ra cho sản phẩm và tiêu thụ đang dậm chân tại chỗ.

Trước sự khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, việc duy trì khuyến mãi để bán hàng là giải pháp phổ biến của các doanh nghiệp sản xuất xi măng hiện nay. Ông Ngô Đức Lưu, Phó tổng giám đốc Vicem Bút Sơn cho biết, thị trường tiêu thụ đầu ra của xi măng rất khó khăn, trong khi nguồn cung khá lớn, nên các doanh nghiệp sản xuất xi măng đang cạnh tranh với nhau rất quyết liệt để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, trong đó việc tăng cường khuyến mãi được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, theo ông Lưu, ngay cả khi tăng khuyến mãi cũng khó bán hàng vì sức cầu rất yếu. Lượng tiêu thụ trong tháng 8 của Bút Sơn chỉ tương đương tháng trước, khoảng 165.000 tấn.
DN ngành thép và xi măng "bế tắc" vì hàng tồn kho | ảnh 1
Bà Nguyễn Thị Tảo, Phó tổng giám đốc Vicem Hoàng Thạch cho biết, trong tháng 8, Vicem Hoàng Thạch tiêu thụ được hơn 300.000 tấn sản phẩm, trong đó xi măng khoảng 250.000 tấn. Riêng sản phẩm xi măng MC25 của Công ty mới tung ra thị trường 4 tháng có mức tiêu thụ khoảng 15.000 tấn sản phẩm mỗi tháng.

Tuy khả năng tiêu thụ của xi măng có nhích nhẹ trong tháng 8, nhưng chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp tiêu thụ chính ở các công trường, dự án lớn, với những doanh nghiệp có sản phẩm tiêu thụ chính trong dân thì tháng 8 năm nay chính là tháng thất bát, vì trùng với tháng 7 Âm lịch, tháng mà người dân kiêng cữ việc xây dựng, sửa chữa.

Ông Bùi Trần Đông, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc, đơn vị chủ quản của thương hiệu xi măng Vinacomin cho biết, tiêu thụ 8 tháng của Vinacomin đạt mục tiêu đề ra với 1,3 triệu tấn, nhưng trong tháng 8 tiêu thụ giảm vì tháng ngâu nên không mấy ai xây nhà.

Không tích cực như thị trường miền Bắc và miền Trung, khả năng tiêu thụ tại miền Nam không có gì sáng sủa hơn, bởi đang là mùa mưa và trùng với “tháng ngâu”, nên các doanh nghiệp và người dân đều kiêng khởi công, xây dựng hay sửa chữa, khiến cho việc tiêu thụ vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và sắt thép càng thêm khó.

Ông Trang Thanh Ba, Phó tổng giám đốc Xi măng FICO nhận định, thị trường xi măng phía Nam vẫn khó khăn do hoạt động xây dựng vẫn trầm lắng. Trong khi đó, kinh tế khó khăn khiến người dân cũng hạn chế xây dựng, sửa chữa nhà cửa, nên tiêu thụ trong dân cũng giảm. “Trong tháng 8, tiêu thụ của FICO có nhỉnh hơn một chút, nhưng nhìn chung vẫn dậm chân tại chỗ. Thực tế, để giữ được mức tiêu thụ bình thường là quá khó khăn trong thời điểm này”, ông Ba nói.

Cũng thừa nhận những khó khăn của ngành xi măng, ông Trần Việt Thắng, Tổng giám đốc Vicem Hà Tiên còn cho biết, khó khăn trong tiêu thụ chưa thể “sáng” lên trong những tháng tới.

Không chỉ ngành xi măng gặp khó, ngành thép càng khó khăn hơn khi sản lượng tiêu thụ trong tháng 8/2012 giảm mạnh so với tháng trước, đạt 350.000 tấn so với 500.000 - 600.000 tấn của tháng 7/2012 và những tháng trước đó. Trong khi số lượng tồn kho của ngành xi măng đã tạm về ngưỡng an toàn (khoảng hơn 1 triệu tấn sản phẩm), thì của ngành thép vượt ngưỡng báo động (khoảng gần 400.000 tấn). Nhiều doanh nghiệp thép đã phải ngừng sản xuất trong nhiều ngày để giảm sản lượng như Thép miền Nam, Tấm lá Phú Mỹ, Gang thép Thái Nguyên, Nhà Bè. Tình hình hiện nay của ngành thép cũng đã xảy ra với một số doanh nghiệp sản xuất xi măng ở cuối quý I và đầu quý II/2012.
(Theo ĐTCK)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Những xu hướng mới của thị trường vật liệu xây dựng

Son kova  | Xây dựng - Kiến trúc  | Nội - Ngoại thất  | Phong thủy

 

Các DN vật liệu xây dựng đang cho ra đời những sản phẩm có giá phải chăng, hoặc là những sản phẩm cao cấp, có tính chuyên biệt cao nhằm khơi thông đầu ra cho sản phẩm này.

Miền Bắc: Thương hiệu trong nước lên ngôi

Sự trầm lắng kéo dài của thị trường bất động sản khiến cho thị trường vật liệu xây dựng cũng ảm đạm theo. Trong bối cảnh đó, một số thương hiệu trong nước với chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý lại được ưa chuộng.

Bà Nguyễn Thị Phượng, đại diện Công ty TNHH Thương mại Huyên Phượng chuyên bán thiết bị vệ sinh, gạch men và vật liệu trang trí nội thất tại 34 Cát Linh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, năm nay, sức mua giảm khoảng 50% so với năm 2011. Mặc dù thời điểm này bắt đầu mùa xây dựng, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm hết sức khó khăn. Sức mua giảm, các thương hiệu cao cấp vốn bán rất chạy trong các năm trước rơi vào cảnh bị ế ẩm, bởi người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín trong nước, có giá bán rẻ hơn 4 - 5 lần.

Bà Phượng cho biết, những sản phẩm nội địa bán được hàng trong thời gian qua thuộc các thương hiệu như Prime, Picenza và Viglacera. Trong khi các thương hiệu ngoại nổi tiếng như Lilux, Kollor, Toto, khách hàng hỏi mua rất ít.

Trong khi đó, ngoài bán các sản phẩm của thương hiệu trong nước, sản phẩm chủ chốt của Công ty TNHH Selta tại địa chỉ 15 Cát Linh là các thiết bị gốm sứ Selta, một thương hiệu Hàn Quốc, được sản xuất tại Việt Nam.

Một đại diện bán hàng của Selta cho biết, hiện sức mua các mặt hàng gốm sứ xây dựng rất thấp. Trong đó, người mua có xu hướng mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín trong nước vì giá bán hợp lý.

Không chỉ các sản phẩm gốm sứ xây dựng mới khó khăn, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác như gạch nung, thép và xi măng cũng rất gặp khó trong tiêu thụ.

Đại diện một doanh nghiệp bán sắt thép và gạch xây dựng trên đường Phạm Hùng (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết, theo quy luật, bắt đầu mùa xây dựng là các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng giá, tuy nhiên, đến thời điểm này, giá nhiều mặt hàng không những tăng mà còn giảm. Trong đó, gạch nung giảm khoảng 20% so với năm 2011, sắt thép cũng có xu hướng giảm giá mạnh, trong khi sức tiêu thụ rất thấp.

Do sức mua kém, các đơn vị sản xuất, nhà phân phối và các đại lý liên tục phải đưa ra chương trình khuyến mãi và chiết khấu để kích cầu. Thế nhưng, do thị trường vật liệu xây dựng phụ thuộc thị trường bất động sản, trong khi ngành này đang gặp khó khăn nên thị trường vật liệu xây dựng cũng khốn đốn.

Những xu hướng mới của thị trường vật liệu xây dựng | ảnh 1
Để đối phó với sự bão hòa của thị trường, các thương hiệu trong ngành vật liệu xây dựng đã tung ra các sản phẩm cao cấp, có tính chuyên biệt cao

Miền Nam: Đa dạng về chủng loại và giá cả

Trong khi thị trường vật liệu xây dựng phía Bắc chứng kiến sự lên ngôi của các thương hiệu nội, thì sự đa dạng về chủng loại và giá cả lại là đặc trưng của thị trường vật liệu xây dựng phía Nam.

Sự khó khăn của nền kinh tế và trầm lắng của thị trường bất động sản khiến các chủ đầu tư phải tìm kiếm công nghệ mới, vật liệu mới để hạ giá thành sản phẩm, từ đó các loại vật liệu giá rẻ nhưng chất lượng tốt lần lượt được ra đời.

Ông Tạ Huy Hoàng, Giám đốc sở Xây dựng Đồng Nai cho biết, chương trình nhà ở công nhân tại Đồng Nai khi triển khai chắc chắn sẽ ưu tiên số 1 cho vật liệu mới để giảm giá thành sản phẩm.

Hiện thị trường đang có tấm tường 3D panel, rất thích hợp với công trình nhà cấp 1, 2. Bên cạnh đó cũng phải kể đến gạch bê tông cốt liệu. Đây hứa hẹn sẽ là vật liệu thay thế cho gạch nung truyền thống trong thời gian tới. Không chỉ giúp giảm giá thành xây dựng, loại vật liệu này còn thân thiện môi trường.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) tin tưởng: “Hiện nay, do người dân đang làm quen với việc sử dụng gạch bê tông cốt liệu nên thị phần còn thấp, nhưng trong tương lai chắc chắn sẽ đây sản phẩm xây dựng chủ đạo”.

Ngoài những sản phẩm vật liệu xây dựng mới giá rẻ, trên thị trường cũng xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm đặc thù. Hiện CTCP Thiết bị điện Nano Phước Thạnh, nhà phân phối sản phẩm thiết bị điện Panasonic đang đẩy mạnh phân phối các thiết bị chiếu sáng trang trí nội thất và đèn led. “Bóng đèn led có tuổi thọ gấp 4 lần đèn công tắc và mắt côn trùng không nhìn thấy, nên đèn led không hút côn trùng vào nhà”, Bà Kathy, phụ trách marketing Nano Phước Thạnh cho biết. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam do mức tiêu thụ còn thấp nên sản phẩm đèn led giá còn cao. Ngoài đèn led, tại triển lãm VietBuild diễn ra tại TP. HCM ngày 13/9, Panasonic cũng sẽ giới thiệu sản phẩm ổ cắm điện với thiết kế sang trọng có tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm này nhắm đến phân khúc khách hàng trung lưu trở lên.

Để đối phó với sự bão hòa của thị trường, nhiều công ty đã đưa ra thị trường những sản phẩm chuyên biệt. Toto vừa tung ra sản phẩm cao cấp là nắp rửa điện tử (washlet), với vòi rửa tích hợp trong nắp rửa, có chức năng rửa trước, rửa sau hay rửa massage, sấy khô tự động và cả điều khiển tự động cầm tay. Giá của các sản phẩm này khá đắt từ 40 - 80 triệu đồng, nhưng không ít người mua. Trong khi đó, Inax đưa ra bàn cầu cảm ứng Satis phát âm thanh nhẹ nhàng, điều chỉnh lượng nước… cùng các tính năng phát sáng, rửa, sưởi, làm sạch tự động.       

“DN thép phải tạo được niềm tin và uy tín cho khách hàng”
Ông Lê Đăng Phong, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt - Mỹ

Cơ sở hạ tầng khu vực miền Trung và Tây Nguyên còn yếu và thiếu, do đó nhu cầu sử dụng thép và vật liệu xây dựng còn rất lớn. Vì vậy, đây sẽ làthị trường chính mà Công ty Thép Việt-Mỹ (tiền thân là CTCP Thép miền Trung) sẽ tập trung khai thác. Ngoài ra, Công ty cũng hướng đến các thị trường khác trong nước, cũng như xuất khẩu sang các nước lân cận như Lào, Camphuchia, Myanmar…

Với lợi thế là mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước của các cổ đông của Công ty, chúng tôi sẽ đồng hành cùng các đại lý để đưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất, chất lượng nhất và giá tốt nhất.

Năm 2012 là năm khó khăn thực sự của các DN thép. Bên cạnh những đơn vị có hiệu quả kinh doanh tốt như VinaKyoei, thì cũng có nhiều DN thua lỗ, thậm chí trên bờ vực phá sản. Kinh doanh mặt hàng gì cũng có lúc thuận lợi và khó khăn, nhưng với ngành thép, để đứng vững trên thị trường, các DN phải đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại; công tác quản trị DN, quản trị sản xuất, cũng như quản lý chặt chẽ các chi phí; chất lượng sản phẩm phải luôn ổn định; công tác hậu mãi phải được chú trọng, nhất là phải tạo được niềm tin và uy tín cho khách hàng.

Như vậy, vào thời điểm hiện tại, không chỉ doanh nghiệp thép khó khăn mà rất nhiều DN cũng đang lâm vào tình thế “lâm nguy” và không còn con đường nào khác là phải tự cứu mình đãtrước khi chờ người khác cứu.

“Người tiêu dùng còn hiểu biết hạn chế về sản phẩm bê tông bọt siêu nhẹ"
Nguyễn Anh Sơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và thương mại Nam Thái

Công ty chúng tôi chuyên cung cấp cho thị trường vật liệu xây dựng các sản phẩm chủ yếu là bê tông bọt siêu nhẹ, gạch bê tông khí chưng áp siêu nhẹ, gạch bê tông cốt liệu, tấm vách panel nhẹ… Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn như hiện nay, Công ty chỉ duy trì hoạt động không quá 50% công suất.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của Công ty hiện nay là các dự án xây dựng chung cư lớn, còn đối tượng nhà dân thì chưa nhiều do khó khăn chung của nền kinh tế, cũng như sự hiểu biết và quan tâm đến sản phẩm bê tông bọt siêu nhẹ còn hạn chế.

Những sản phẩm gạch và tấm panel cũng chỉ bán cầm chừng, chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng để tránh tình trạng tồn kho, đọng vốn. Tôi cho rằng, sẽ mất khoảng 2 - 3 năm nữa thị trường vật liệu xây dựng mới có cơ hội phục hồi.
(Theo ĐTCK)

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
son kova | Báo giá sơn kova | bảng màu sơn kova | dịch vụ sơn nhà